Giai đoạn này, được gọi là “om trường” - đây là thời gian vất vả nhất - ngày ít nhất ba lần, những người chăm gà phải dùng củ nghệ, lá chè xanh đun sôi, vỗ và mát xa cho gà. Làm sao cho da gà được săn chắc và dày nhất để khi vào cuộc chiến, đối phương có mổ hay đá chúng cũng không hề hấn gì.
Sau giai đoạn “om trường” là đến thời kỳ là đến thời kỳ vần gà. Đây là giai đoạn hàng ngày gà bắt đầu được tập các bài tập làm quen chuẩn bị đưa đi nghênh chiến.
Tiếp theo là đến giai đoạn vần đòn, đây là giai đoạn gà được lên sới thi đấu. Vì thế, khi bước đến làng thế nào mọi người cũng được xem những trận đá gà bởi đây hầu hết là những những con gà đang trong quá trình “vần đòn” được các lão nông đem ra thách đấu.
“Vần đòn” như thế này, những lão nông biết được những con gà nào có miếng đánh đẹp, đầy uy lực để rồi từ đó họ bổ sung những kinh nghiệm chăm sóc cho người chủ gà.
Gà được phân chia rất nhiều lối đánh khác nhau nhưng thông thường có mấy kiểu đánh được người chơi gà quen gọi, đó là lối đá Hầu dọc ( đá chuyên vào yết hầu), đá Kềng (đá vào hai đầu cánh), đá Mé (đá hai mang tai), đá Rong trâu (đá vào gáy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét